Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

KỸ THUẬT NUÔI TÔM TRÊN RUỘNG LÚA


1/ Thiết kế ruộng nuôi
- Diện tích ruộng lúa: tốt nhất là 4.000 - 5.000 m2
- Ao lắng: 1.000 m2 (khoảng 1/5), hiện nay khu vực Cần Giờ, Nhà Bè nông dân hầu như không sử dụng ao lắng cho nuôi tôm trên ruộng lúa.
- Mương bao: bắt buộc phải có vì giúp cho tôm sú tránh nắng vào ban ngày, dễ kiểm tra, kiểm soát tôm tăng trọng, lượng thức ăn… hiện nay nhiều hộ nông dân không quan tâm đến việc thiết kế mương bao. Mương có thể thiết kế bao quanh ruộng lúa, hình xương cá hoặc một bên.
- Thiết kế góc ao ương hoặc vèo ương ngay trên ruộng, hiện nay nông dân chưa áp dụng việc ương giống trước khi thả nuôi, hầu hết khi mua giống post 15 là thả ngay ra ao ương nên tỉ lệ hao hụt khá cao. Nên ương ngay trên ruộng hoặc vèo từ 10 - 15 ngày trước khi thả ra ruộng nuôi.


2/ Cải tạo ruộng nuôi
- Sau khi thu hoạch lúa, dọn hết gốc rạ, cho nước vào ruộng ngâm từ 5 - 7 ngày, sau đó tháo nước ra và cho ra vô tự nhiên để rửa phèn và vệ sinh mặt ruộng, đối với mương bao cần hút hết lớp bùn đáy mương, sửa lại bờ cho chắc chắn. Nếu có điều kiện nên lót bạt quanh ruộng.
- Phơi ruộng từ 2 - 3 ngày cho vừa se mặt ruộng là được, sau đó dùng vôi (CaO) rải khắp mặt ruộng và mương bao với liều lượng 50 - 100 kg/1.000 m2 mặt ruộng.
- Trong thời gian xử lý mặt ruộng đồng thời lấy nước vào ao lắng qua túi lọc trước khi cho vào ruộng từ 3 - 4 ngày, độ mặn tốt nhất 8 - 12%o.
3/ Xử lý ruộng trước khi thả giống tôm
- Dùng Chlorine nồng độ 30 ppm xử lý trong ao lắng trước khi đưa vào ruộng 3 ngày, thực hiện đến khi mực nước trong mặt ruộng đạt mức 0,4 m.
- Dùng thuốc diệt cá hòa với nước tạt khắp ao theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì của nhà sản xuất.
- Gây màu nước: sử dụng phân urê 1,5 - 2 kg và 0,5 kg phân DAP/1.000 m3 nước trong ruộng nuôi (tốt nhất nên bón phân vào sáng sớm), sau vài ngày khi thấy nước có màu xanh đọt chuối, màu xanh vỏ đậu hay màu trà nâu nhạt là được, lúc này có thể thả giống.
- Trước khi quyết định thả giống cần kiểm tra 2 chỉ tiêu sau: độ mặn phải đạt từ 5 - 10%o, pH phải đạt 7,5 - 8,5.
n Nếu pH < 7,3: tăng cường thêm vôi từ 3 - 5 kg/1.000 m3 nước, hoặc Super-Ca 20 kg/1.000 m3 nước.
n Nếu pH > thì sử dụng nước từ ao lắng đã được xử lý thay vào khoảng 10 - 30% mỗi ngày đến khi đạt yêu cầu.
4/ Thả giống
- Thời điểm thả giống tốt nhất là tháng 3 DL.
- Mật độ thả giống:
n Mật độ ương: ương trong vèo hoặc sử dụng một góc ruộng ương tôm giống 10 - 15 ngày trước khi thả ra ruộng nuôi: mật độ ương 100 con/m2, tỉ lệ hao hút cho phép 5%.
n Mật độ thả nuôi: sau 10 - 15 ngày thả tôm ra ruộng nuôi đảm bảo mật độ 7 - 10 con/m2.
5/ Chăm sóc - Quản lý
- Thức ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn công nghiệp, tùy điều kiện nông dân lựa chọn, tuy nhiên nên chọn những loại sản phẩm có thương hiệu rõ ràng, có công bố chất lượng theo qui định. Lượng thức ăn, kích cỡ viên thức ăn theo tuổi phát triển của tôm được hướng dẫn trên bao bì.
- Thời gian và số lần cho ăn: nên cho ăn 4 lần/ngày: 5 - 6 giờ sáng, 11 - 12 giờ trưa, 5 - 6 giờ chiều, 9 - 10 giờ đêm.
- Cách cho ăn: các góc ruộng nên đặt máng ăn để kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ban ngày nên cho thức ăn nhiều ở mương bao, ban đêm rải nhiều trên mặt ruộng. Sau 2 - 3 giờ kiểm tra máng ăn, kết hợp kiểm tra thức ăn trong ruột tôm. Nếu đường ruột đều, liên tục, phản ứng nhanh thể hiện tôm no, khỏe.
Quản lý chất lượng nước trong ruộng tôm: hàng tuần nên định kỳ đo độ pH, độ mặn, nhiệt độ nước một lần lúc 6 - 7 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều.


2 nhận xét:

  1. xin hỏi ở miền bắc đã có ai nuôi tôm trên ruộng lúa chưa

    Trả lờiXóa
  2. tôi ở hải phòng đang có ý định nuôi tôm trên ruộng lúa, nhưng chưa biết kỹ thuật nuôi như thế nào, bác nào đã nuôi xin cho biết kinh nghiệm nào liên hệ số điện thoại 0975825909 xin cảm ơn

    Trả lờiXóa